Mỗi phong cách sân vườn đều mang đậm nét văn hóa và truyền thống của đất nước đó. Sân vườn Nhật Bản mang nhiều ý nghĩa sâu xa của Thiền tông. Sử dụng những vật liệu từ thiên nhiên sau đó được chế tác công phu qua các bàn tay của nghệ nhân trở thành những biểu tượng đặc trưng của văn hóa Nhật Bản.
Các sân vườn mang phong cách này là sự hài hòa của các yếu tố đất, đá, cây, hoa và ánh sáng. Đặc biệt, mỗi khu vườn còn mang nhiều ý nghĩa, khơi dậy lòng hướng thiện trong mỗi người.
Nguồn gốc của sân vườn Nhật Bản
Theo các chuyên gia, sân vườn Nhật chịu ảnh hưởng rất lớn của đạo Thần Nhật Bản, Shinto và đạo phật, được chính thức giới thiệu ra thế giới từ cuối thế kỷ 19.
Nhiều người thường lầm tưởng sân vườn Nhật Bản với sân vườn Trung Hoa bởi cả hai đều đặt yếu tố thiên nhiên lên hàng đầu nhưng ở thiết kế sân vườn Nhật Bản đề cao sự bình dị và thuần khiết hơn.
Các phong cách thiết kế sân vườn Nhật Bản nổi bật
Sân vườn Tsukiyama (Trúc Sơn)
Phong cách sân vườn Tsukiyama chủ yếu tái hiện lại hình ảnh đồi núi trong tự nhiên. Đặc trưng nổi bật của kiểu sân vườn này là những ngọn núi nhân tạo mang tới cảm giác về một vùng đất rộng lớn. Bên cạnh những đồi núi là dòng suối, thác, hồ nước, cây cầu và hoa lá.
Sân vườn với thác nước róc rách tạo không gian trong lành
Trên mỗi đồi núi sẽ có một cây chủ đạo thường là thông, sồi hay liễu. Ngoài ra còn có các linh vật biểu tượng cho sự trường thọ trong văn hóa Nhật là rùa và hạc ở mỗi ngọn đồi.
Những ngọn đồi nhân tạo trong khu vườn tạo cảm giác về một vùng đất rộng lớn
Sân vườn Chaniwa (Vườn trà)
Một trong những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản là trà đạo, vậy nên đặc trưng nổi bật của sân vườn Chaniwa là không gian uống trà thiền. Những yếu tố không thể thiếu trong thiết kế này: Lối dẫn vào khu trà đạo với những bậc đá để bước vào trà thất; Những nơi dừng chân trong sân vườn với băng ghế dài, các bể nước rửa tay bằng đá trước khi vào khu vực trà đạo; Cổng nhỏ vào sân vườn, đèn đá và hồ cá Koi.
Lối vào khu trà đạo
Hồ cá Koi với đèn đá đặc trưng Nhật Bản
Sân vườn Karesansui (Thiền Định – Zen Garden)
Loại sân vườn này không sử dụng đến ao hay suối nước mà nó thế hiện các nét đẹp thiên nhiên qua việc sử dụng và bố trí đá, sỏi, cát trắng, rong rêu và các loại cây được gọt tỉa. Do đó việc sắp xếp và bố trí đá vô cùng quan trọng.
Vườn thiền Nhật Bản
Các nguyên tác khi đặt đá trong sân vườn Karesansui: Đặt những viên đá có đỉnh đẹp vào giữa và những viên trông xấu hơn ở một bên sân vườn; Nên đặt đá theo chiều ngang; Những viên đá gần nhau nên được đặt sao cho chúng hỗ trợ nhau.
Cách xếp đá trong vườn thiền
Viết bình luận